Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

5 bước để có bài thuyết trình thành công dành cho sinh viên

Sau khi kiểm điểm lại những thất bại ở bài 3 lần lên thuyết trình 4 lần thất bại mình xin đưa ra một tiến trình hoàn chỉnh giúp cho những bạn sinh viên khác thực hiện đề tài báo cáo thành công.

Bước 1 (quang trọng nhất): Bảo đảm hiểu rõ đề bài
  • Chạy lon ton lên gặp giáo viên để hỏi rõ nội dung đề tài được giao và hỏi ý kiến giáo viên về yêu cầu của họ cho bài thuyết trình. Vì mình thấy mỗi giáo viên có một yêu cầu rất khác nhau, thậm chí khi đọc đề chúng mình hiểu một đằng mà ý giáo viên lại một nẻo không cẩn thận mà bị phán “lạc đề” là hết đường cứu (chạm lại nỗi đau) TT.TT

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

3 lần lên thuyết trình 4 lần thất bại


Trong vòng chưa đầy một tháng, mình làm 3 lần thuyết trình trên lớp và 1 bài báo cáo bên Marcom. Tổng quan chung cho các lần đó là : “THẤT BẠI”
Thất bại lần 1: Môn quản trị marketing.
Giáo viên:
-       Không đi sát theo trong sách, chưa làm rõ vấn đề
-       lấy ví dụ không đồng nhất, lan man
-       powerpoint trình bày quá xấu, chữ nhỏ
Bản thân:
-       ôm đồm quá nhiều việc nên không việc gì hoàn thành tốt.
-       tự cao tự đại, luôn cho mình là giỏi để rồi không theo sát trong sách.
-       Không hợp tác với mọi người xung quanh.
-       Tổ chức không tốt, không tập dợt kĩ lên thuyết trình run như cầy
Thất bại lần 2 : Môn Hệ thống thông tin
Giáo viên: (hiền quá)
-       Bài viết còn chung chung quá, chưa vô sâu các ví dụ cụ thể
Bản thân:
-       Slide trình bày xấu, thiếu nhiều hình ảnh chỉ có nội dung
-       Không khuấy động, thu hút được các bạn trong lớp cùng tham gia bài thuyết trình
-       Hệ thống demo chưa kỹ làm bị hố hàng và tốn thời gian vô ích
Thất bại lần 3 : Môn dự án đầu tư
Giáo viên :
-       Lạc đề ( không còn lời nào hơn)
Bản thân :
-       Quá chủ quan, không hỏi ý kiến của giáo viên làm nhóm lạc đề.
-       Không có training các bạn cùng nhóm làm các bạn đó khi lên nói không đồng nhất nội dung với bài thuyết trình.
Thất bại lần 4 : Dự án Digital marketing cho máy Pentax
Giáo viên :
-       Ko rõ do hôm nay thuyết trình phải ở trường xong chạy lên Marcom thì đã hoàn tất, nhưng nghe nói lại là thất bại, ai cũng buồn hết chỉ được có 5.5 điểm. Trong khi nhóm 1 học chung 1 lớp được 7.5 điểm.
Bản thân:
-       Trong suốt quá trình chuản bị đề tài thì chơi nhiều hơn làm,  
-       Quá ỷ lại vào các anh chị lớn. Không tham gia vào quá trình làm việc của mọi người để học hỏi kinh nghiệm làm việc.
Tóm lại: Thất bại lớn nhất đó là làm việc thiếu đi cái “Tâm”.

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Margroup - Vô tư và chân thật

Bước vào cổng cơ sở E của Đai học Kinh tế, vừa vào cổng là gặp ngay bạn Ngọc Anh trưởng nhóm. và bạn Yến - đã gặp 1 lần tại Vietnammarcom. Tiếp đó được Anh giới thiệu với toàn ban PR. Mình bất ngờ trước sự thân thiện của các bạn. mình chỉ vừa ngồi xuống nhưng có cảm giác như là đã thân lâu vậy. ai cũng cởi mở, và trò chuyện rất vui, mình không nhận thấy bất cứ sự ngại ngùng nào. thật khác với cái xã hội xám xịt mà mình luôn tưởng tượng ra trong đầu. Nhất là lúc mà Marpro số 15 được đem ra thì Bạn Yến và Bạn Xuân nhảy tưng tưng lên như con nít thấy kẹo. Không phải theo kiểu cố làm ra dễ thương như các bạn gái khi chụp hình, chỉ có sự vô tư. Đã lâu rồi mình không thấy những thứ đó. Từ lúc nhận được Marpro thì Xuân luôn giữ nó rất cẩn thận. Lúc đầu, mính luôn thắc mắc " Quyển đó có trên mạng rùi, sao mấy bạn lại giữ nó cẩn thận vậy nhỉ ??" Ngồi một lúc thì mình mới hiểu, Thì ra Marpro có bài viết của bạn Xuân : "thần tượng quảng cáo'. Và mình có nghe Xuân nói về tình cảm của Margroup đối với Marpro " là đại dương, là bầu trời..." chỉ có những người thật sự có tình cảm thì mới có những cảm nhận như vậy. Xúc động, mình cứ nghĩ những tình cảm như vậy đã chết, mọi thứ chỉ còn chuyện lợi ích với tiền mà thôi.
Và cuối cùng buổi họp kết thúc với ly chè và những tâm sự của các bạn trong ban PR về cuộc sống, trường lớp, thầy cô. Còn mình thì tìm thấy được nơi xinh đẹp nhất thành phố. Thứ 3 hàng tuần, cơ sở E Đại học kinh tế số 54 Nguyễn Văn Thủ Q1.

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

DANH SÁCH NHỮNG NHÀ CUNG CẤP (SUPPLIER) IN ẤN MARKETER NÊN BIẾT

NHỮNG CÔNG TY CHẾ BẢN – IN NHANH:
CÔNG TY SONG TẠO
23 Trịnh Văn Cấn, P.Cầu Ông Lãnh, Q.1, TP.HCM
ĐT: (08) 3.821.6690 – (08) 3. 8216692 – Fax (08) 3. 821.7368
Phòng kinh doanh (số trực tiếp)
(08). 38 216 637 – (08). 22 427 892

Ý tưởng kinh doanh “trốn” ở đâu?

 by http://www.facebook.com/pages/Y-tuong-kinh-doanh
Nếu bạn tự đặt nhiệm vụ phải nghĩ ra ý tưởng mới trong một thời hạn nào đó (như kiểu lên kế hoạch) thì gần như bạn không thể làm được. Thế nhưng, ý tưởng mới luôn ở đâu đó quanh bạn, đôi khi chỉ cần nhìn qua cửa sổ hay chăm chú quan sát hoạt động của công ty mình, hay đơn giản hơn bạn chỉ cần nhìn lại bản thân và gạt bỏ đi những tư tưởng cũ kỹ, là cơ hội đã có thể nằm trong tay bạn rồi.

Hãy làm những việc người khác từ chối

NGƯỜI NẮM RÕ THANG NHU CẦU LÀ NGƯỜI THÔNG MINH

copy từ www.toiyeumarketing.com
Người làm marketing là những người đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu hay tạo ra những nhu cầu mới cho người tiêu dùng. Và để làm được điều ấy thì một marketer không chỉ cần hiểu mà phải hiểu rõ thang nhu cầu: Maslow.
Tip 009:
Mọi thứ trên đời này xuất phát từ nhu cầu. Vậy nhu cầu là gì? Để làm marketing tốt thì bạn cần hiểu rõ những điều hết sức cơ bản này.
Nhu cầu là những thứ mà ta cần, đó có thể là vật chất hay tinh thần. Nhu cầu lại chia làm 3 mức độ. Đó là :
- Tôi cần
- Tôi muốn
- Tôi thích
Cái “tôi cần”  là cái giúp ta tồn tại và phát triển. Ví dụ: tôi cần ăn vì tôi đang đói. Cái “tôi cần” có thể là cái tôi không thích.

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

Solf Skills

Theo dõi và đánh giá chiến dịch social media marketing

 

Social media marketing không chỉ như một chiến dịch tiếp thị bằng email, vì vậy marketers không thể đo được hiệu quả của chiến dịch bằng cách chỉ số thông thường như số lượng email được gửi đi, số lượng được mở ra xem, hay số lượt click, lượt visit vào trang web thông qua đường link cung cấp trong email, v.v… Tiếc là cho đến nay, chưa có một công cụ nào được cho là thật sự hiệu quả cho việc theo dõi và đo lường các chiến dịch, ngay cả các công cụ analytics đôi khi cũng không thể hoàn thành được tất cả những nhiệm vụ đặt ra khi đo lường một chiến dịch social media marketing.
Vì vậy, ở đây tôi tạm nói về một số gợi ý để có thể đánh giá hiệu của chiến dịch một cách phù hợp nhất.

Những yếu tố thành công của một chiến dịch viral marketing

Một chiến dịch viral marketing thành công cần những yếu tố nào?

Trước hết, cần nghĩ theo một cách đơn giản về một chiến dịch viral marketing như sau: “Bạn có một con virus trong tay vậy bằng cách nào để lây nhiễm con virus đó?” Một con virus muốn lây bệnh thì phải “truyền nhiễm” được. Nó phải làm cho nạn nhân của nó mắc bệnh, và từ nạn nhân đó lây sang nạn nhân khác, mỗi một người lây nhiễm là đất trú ẩn và là chất dinh dưỡng nuôi sống con vi-rút đó, nếu không có khả năng truyền nhiễm mạnh mẽ, nó sẽ chết. Tuy nhiên, không phải cá thể nào cũng có thể bị lây nhiễm, mà chỉ ở những cá thể có khả năng bị lây nhiễm (do môi trường sống, do thói quen sinh hoạt, v.v…). Bên cạnh đó, còn phải có một môi trường lý tưởng để vi-rút có thể bộc phát và lan truyền thành một dịch bệnh.

Theo cách tiếp cận này, những yếu tố thành công cho một chiến dịch viral marketing chính là các yếu tố để gây truyền nhiễm một con vi-rút.
going-viral1. Nội lực của con vi-rút, hay chính xác hơn là nội dung của chiến dịch hoặc câu chuyện/ thông điệp của chiến dịch phải có khả năng đáp ứng hoặc tạo nên nhu cầu cho dân cư trên mạng. Đây là yếu tố mang tính quyết định rất cao, như ai đó đã nói, “Content is King!” – Nội dung của chiến dịch đó phải đủ hấp dẫn, cuốn hút và thúc đẩy người nhận lan truyền câu chuyện đó đi cho những người khác.

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

Facebook Users Like Brands for Discounts, Social Badging


Though consumers turn to Facebook primarily to connect with friends and fill downtime, product discounts and "social badging" are the most commonly cited motivations for "liking" brands on Facebook, according to a survey from ExactTarget and Co-Tweet.

Over two in five surveyed Facebook users (43%) say they "like," or are fans of, at least one brand on Facebook. Among them, 40% say they like brands to receive discounts and promotions, whereas 39% say they do so to publicly display their brand affiliations to others. By contrast, 23% of consumers who follow brands on Twitter do so for social-badging purposes.


Roughly one-third of Facebook users say they like brands in order to stay informed about company activities (34%) and get updates on future products (33%).