Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

Theo dõi và đánh giá chiến dịch social media marketing

 

Social media marketing không chỉ như một chiến dịch tiếp thị bằng email, vì vậy marketers không thể đo được hiệu quả của chiến dịch bằng cách chỉ số thông thường như số lượng email được gửi đi, số lượng được mở ra xem, hay số lượt click, lượt visit vào trang web thông qua đường link cung cấp trong email, v.v… Tiếc là cho đến nay, chưa có một công cụ nào được cho là thật sự hiệu quả cho việc theo dõi và đo lường các chiến dịch, ngay cả các công cụ analytics đôi khi cũng không thể hoàn thành được tất cả những nhiệm vụ đặt ra khi đo lường một chiến dịch social media marketing.
Vì vậy, ở đây tôi tạm nói về một số gợi ý để có thể đánh giá hiệu của chiến dịch một cách phù hợp nhất.
1. Chất lượng hơn Số lượng.
Điều này rất hiển nhiên, nhưng rất nhiều người vẫn cho rằng trên một mạng xã hội, có càng nhiều followers/ friends/ subscribers/ connections càng tốt. Song thực tế là những con số đó không phải là mục tiêu cuối cùng, cũng như không có khả năng tác động nhiều đến mức sales của sản phẩm/dịch vụ. Nếu như page của bạn trên facebook có 10,000 friends/fans nhưng 1/3 lại là spam account hầu hết chẳng khi nào trò chuyện hay tương tác với bạn thì chất lượng của 10,000 đấy ở đâu? Trong trường hợp này, nếu bạn có được 1,000 friends/fans tích cục tương tác thì vẫn có giá trị hơn.
hear&listen 
2. Nghe và Lắng nghe
Bạn nói đến thông điệp của mình, sản phẩm của mình, nhưng có lúc nào bạn thử suy nghĩ rằng bao nhiêu người trong số đối tượng truyền thông của bạn thật sự nghe điều bạn nói? Bao nhiêu người quant âm đến status update của bạn? Đó là một thực tế mà bạn phải nhận ra được rằng, không phải tất cả mọi người đều nghe và hiểu điều bạn nói. Đó là sự khác biệt giữa conections/followers/fans/friends và khả năng tác động thực sự của thông điệp. Vd như khi chạy một seeding campaign, ở một số diễn đàn số lượng reply không cao, nhưng số lượng view cao, hoặc số lượng reply và view không đạt như bạn mong muốn, nhưng cuối cùng lại có một reply nói rằng họ cảm ơn những gì bạn đã mang đến và họ đã sử dụng ản phẩm/ dịch vụ của bạn, và rất hài lòng. Như vậy thì trường hợp nào được gọi là hiệu quả hơn?
3. Sự tham gia và mức độ đóng góp của đối tượng truyền thông Thật ra một chiến dịch social media marketing hiệu quả là một chiến dịch lôi kéo được đối tượng truyền thông cùng tham gia truyền đạt và đóng góp cho thông điệp. Nếu như bạn tham gia vào một cộng đồng/ mạng xã hội chỉ để nói về mình, về sản phẩm/ dịch vụ của công ty bạn, cuối cùng, bạn sẽ nhận được những kết quả hoàn toàn ngược lại điều bạn mong đợi. Hãy nghĩ đến tính xã hội ở đây, và nghĩ đến những người mà bạn đang truyền đạt… Tôi muốn nói đến việc đối thoại giữa hai bên, tính thân thiện, sự tương tác, tính hữu ích của thông tin, v.v… Và bạn sẽ thành công khi làm cho những người khác trong cộng đồng không những quan tâm đến thông tin của bạn mà còn đóng góp cho bạn. Muốn làm được điều này, bạn nên nhớ rằng bạn đang làm sociall media với tính cá thể xã hội rất cao chứ không phải tính thương mại của sản phẩm; mặc dù tất cả những gì chúng ta làm cũng chỉ để đạt được kết quả cuối cùng là tạo nên lòng tin và cảm giác tốt đẹp của khách hàng đối với dịch vụ/ sản phẩm, và thuyết phục họ sử dụng chúng.
4. Sân chơi phù hợp. Để thành công, bạn cần phải biết “khán giả” của bạn ở đâu trước khi bàn tiếp những vấn đề khác. Có thể là những mạng xã hội với phân khúc thị trường đặc biệt với kích cỡ nhỏ, có thể là cộng đồng mạng, hoặc blogs. Những ngách thị trường này có thể có ít người, nhưng nếu đó là những nơi khan giả của bạn tập trung, hiệu ứng về sự tham gia và hưởng ứng sẽ tốt hơn rất nhiều vì nó có sự liên quan và mối quan tâm rất rõ ràng về sản phẩm/ dịch vụ được nói đến. Đừng bị mờ mắt bởi những sân chơi lớn nhưng lại có ít mối quan tâm, hoặc tham lam thực hiện một chiến dịch rộng rãi ở tất cả các đối tượng và sân chơi khác nhau; điều này cũng chẳng khác việc bạn làm quảng cáo hoặc đăng tải một bài PR vậy, bạn không chắc rằng có bao nhiêu người đọc những thông tin của bạn với sự quan tâm và sẵn sang giúp bạn chia sẻ thông điệp với những người khác. Hãy tự hỏi mình xem sân chơi đã được xác định đúng hay chưa.
5. Xác định giá trị để đạt được giá trị. Bạn cần phải xác định được các giá trị sử dụng để đo lường hiệu quả của chiến dịch, tức là cho dù đó là comment, reply, topic, views, likes, v.v… thì bạn cần phải thiết lập rõ ràng hệ thống các giá trị cho mỗi chiến dịch, vì những giá trị này phản ánh thái độ và hành vi của đối tượng truyền thông trong mỗi chiến dịch. Và chỉ có như thế bạn mới biết chắc được rằng giá trị nào làm việc hiệu quả hơn.
goal-objective-setting6. Mục tiêu. Mục tiêu cần được xác định rõ trước mỗi chiến dịch. Bạn không thể đơn thuần tham gia vào một cộng đồng online hoặc một mạng xã hội ảo chỉ để “góp mặt”, như thế bạn sẽ không nhận được kết quả mà bạn mong muốn. Mục tiêu là một phần quan trọng của một chiến lược sociall media, nó giúp bạn xác định được không chỉ có kết quả mong muốn mà còn giúp bạn sử dụng đúng các thông điệp, hành vi và các hoạt động social networking cùng với những nội dung mà bạn cần tìm kiếm và chia sẻ.
7. Quan điểm đầu tư. Sự thành công của một chiến luợc social media luôn là kết quả của một hoạt động đầu tư cần thời gian và công sức nhất định, cũng giống như khi bạn đầu tư để xây dựng một mối quan hệ vậy, bạn không thể bắt người khác yêu bạn một cách gấp gáp theo bạn muốn được. Điều đó là phi thực tế! Mô hình dễ hình dung nhất để đầu tư cho chiến dịch sociall media marketing được gợi ý bởi các chuyên gia là: Audience > Objectives > Strategy > Tactics > Tools > Measurement. Cuộc chơi social media có hiệu quả là một sự vun đắp, xây dựng cộng đồng và lòng tin trong cộng đồng, điều này cần sự kiên nhẫn trong quá trình và chính xác trong hành động để đạt được kết quả tốt đẹp về lâu dài. Đừng đánh giá sự thành công hay thất bại của một chiến dịch sau một hoặc hai tháng.
Điều cuối cùng chính là, bạn nên cố gắng xem xét lại các cách thức đo lường, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch đã thực hiện để đưa ra các phương án phân tích và đánh giá hiệu quả hơn, chính xác hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn nên chọn vào mục "Tên/URL" để dễ xưng hô.
Tên: Tên hoặc nick name
URL: Bỏ trống hoặc điền email/website
Chúc bạn có ngày mai thật vui vẻ và hạnh phúc. Thanks :))